Các lệnh trong forex bao gồm những lệnh gì? Ưu và nhược điểm của từng lệnh như thế nào? Hay top sàn forex uy tín nhất bạn đã biết chưa?... Cùng Tradeguruz.com tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Forex là một thị trường ngoại hối, trong đó người chơi sẽ mua bán các cặp tiền tệ và sẽ nhận được lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch mức giá của hai đồng tiền mua bán.
Hiện nay, trong thị trường forex có các lệnh là lệnh thị trường (market order), lệnh chờ (Pending Order) và lệnh chốt lời (Take Profit) và cắt lỗ (Stop Loss). Dưới đây là các phân tích chi tiết về các lệnh trong thị trường forex:
Lệnh thị trường (Market Order) là loại lệnh phổ biến nhất trong giao dịch Forex, cho phép nhà giao dịch mua hoặc bán ngay lập tức theo giá hiện tại của thị trường.
Cách hoạt động của lệnh thị trường
Khi một nhà giao dịch đặt lệnh mua theo giá thị trường, lệnh sẽ khớp với giá bán tốt nhất hiện có tại thời điểm đó. Ngược lại, khi đặt lệnh sẽ khớp với giá mua tốt nhất hiện có.
Lệnh thị trường được khớp ngay lập tức. Mục tiêu là tham gia hoặc thoát khỏi thị trường mà không quan tâm đến mức giá cụ thể, mà chỉ quan tâm đến tốc độ khớp lệnh.
Ưu điểm và nhược điểm của lệnh thị trường
Ưu điểm:
Như đã đề cập ở trên, thì lệnh thị trường được khớp lệnh ngay lập tức. Đây là một lệnh phù hợp với nhà giao dịch muốn vào hoặc thoát lệnh ngay lập tức mà không cần chờ mức giá cụ thể. Ngoài ra, đối với những nhà giao dịch mới, thì lệnh thị trường là một lệnh rất phù hợp vì nó đơn giản và dễ sử dụng, không cần thiết lập mức giá cụ thể như các lệnh chờ.
Đặc biệt, với lệnh này sẽ rất phù hợp với những thị trường có tính thanh khoản cao khi giao dịch với các cặp tiền tệ chính, lệnh thị trường thường khớp nhanh do khối lượng giao dịch lớn, và giá ít biến động mạnh.
Nhược điểm:
Ngoài những ưu điểm trên, thì lệnh thị trường cũng tiềm ẩn những rủi ro như trượt giá khi thị trường biến động mạnh, làm giá có thể thay đổi nhanh chóng, khi đó lệnh có thể khớp ở mức giá khác so với mong muốn. Ngoài ra, lệnh thị trường không cho phép bạn chọn mức giá cụ thể, nếu thị trường di chuyển nhanh hoặc thanh khoản thấp bạn có thể phải chấp nhận giá không thuận lợi. Bên cạnh đó, phí spread (phí giao dịch) có thể cao khi thị trường biến động mạnh, spread có thể giãn rộng, khiến chi phí giao dịch tăng lên khi sử dụng lệnh thị trường.
Vậy thời điểm nào nên sử dụng lệnh thị trường?
Lệnh thị trường dùng để đóng vị thế nhanh chóng. Cụ thể, vị thế của bạn đang lỗi và đang muốn thoát ngay để tránh thua lỗ thêm thì sẽ sử dụng lệnh thị trường. Ngoài ra, khi bạn giao dịch lướt sóng, nó sẽ yêu cầu ra vào nhanh chóng trong thời gian ngắn để kiếm lợi nhuận nhỏ, do đó lệnh thị trường là công cụ phù hợp cho chiến lược này.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng lệnh thị trường trong trường hợp giao dịch theo tin tức, vì có các sự kiện kinh tế lớn như công bố tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất… giá có thể chuyển nhanh và biến động mạnh. Hoặc khi bạn đã xác định được xu hướng mạnh và muốn tham gia thị trường nhanh chóng để tận dụng xu hướng này thì sử dụng lệnh thị trường sẽ rất phù hợp.
Dưới đây là một số ví dụ cho trường hợp sử dụng lệnh thị trường:
Vậy khi giao dịch theo thị trường thì cần lưu ý gì?
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng lệnh thị trường:
Trước khi vào lệnh bạn cần kiểm tra mức spread, bởi vì khi thị trường biến động mạnh thì chi phí giao dịch có thể cao. Ngoài ra, bạn nên hạn chế dùng lệnh thị trường trong lúc thị trường biến động lớn, vì khả năng trượt giá cao. Để tránh trượt giá trong thời gian thị trường biến động mạnh, thì bạn có thể xem xét sử dụng lệnh chờ thay thế khi bạn muốn khớp lệnh ở mức giá cụ thể và có thời gian chờ như Buy Limit hoặc Sell Limit. Vậy cụ thể lệnh chờ như thế nào, mời bạn đọc tiếp mục phía dưới.
Lệnh chờ (Pending Order) là loại lệnh cho phép nhà giao dịch đặt trước các mức giá để thực hiện mua hoặc bán tại một thời điểm nào đó trong tương lai, khi thị trường đạt đến mức giá đã đặt. Loại lệnh này giúp nhà giao dịch có thể tham gia thị trường theo kế hoạch mà không cần phải theo dõi liên tục. Trong Forex, lệnh chờ có bốn loại chính: Buy Limit, Sell Limit, Buy Stop và Sell Stop.
1. Buy Limit
Buy limit là lệnh mua tại mức giá thấp hợp giá hiện tại của thị trường. Cụ thể, khi thị trường giảm xuống đến mức giá đã đặt, lệnh Buy Limit sẽ được kích hoạt và bạn sẽ mua vào ở mức giá đó. Điều này giúp các nhà giao dịch tối ưu hóa lợi nhuận nếu giá sau đó tăng lên.
Bạn sử dụng Buy Limit khi bạn tin rằng giá sẽ giảm xuống một mức nào đó trước khi đảo chiều và tăng lại. Ví dụ, giá hiện tại của EUR/USD là 1.1000, và bạn dự đoán nó sẽ giảm xuống 1.0900 trước khi tăng lên. Bạn có thể đặt lệnh Buy Limit tại 1.0900 để tận dụng mức giá thấp hơn.
2. Sell Limit
Sell Limit là lệnh bán tại mức giá cao hơn giá hiện tại của thị trường. Khi thị trường tăng đến mức giá bạn đã đặt, lệnh Sell Limit sẽ được kích hoạt, và bạn sẽ bán ra ở mức giá đó. Lệnh này giúp tối ưu hóa lợi nhuận nếu giá sau đó giảm xuống.
Bạn dùng Sell Limit khi bạn cho rằng giá sẽ tăng đến một mức nào đó trước khi đảo chiều và giảm lại. Ví dụ, giá GBP/USD hiện là 1.3000, và bạn dự đoán nó sẽ tăng đến 1.3100 trước khi giảm. Bạn có thể đặt lệnh Sell Limit tại 1.3100.
3. Buy Stop
Buy Stop là lệnh mua tại mức giá cao hơn giá hiện tại của thị trường. Khi thị trường tăng đến mức giá đã đặt, lệnh Buy Stop sẽ kích hoạt và bạn sẽ mua vào ở mức giá đó. Giúp bạn vào lệnh mua khi xu hướng tăng đã được xác nhận, giúp tránh các tín hiệu mua giả.
Dùng khi bạn kỳ vọng rằng giá sẽ tiếp tục tăng mạnh nếu vượt qua một mức nhất định thì bạn có thể sử dụng lệnh buy stop. Ví dụ, EUR/USD hiện là 1.1000, và bạn dự đoán nếu giá vượt qua 1.1100, nó sẽ tiếp tục tăng. Bạn có thể đặt lệnh Buy Stop tại 1.1100 để vào lệnh khi giá tăng.
4. Sell Stop
Sell Stop là lệnh bán tại mức giá thấp hơn giá hiện tại của thị trường. Khi thị trường giảm xuống đến mức giá đã đặt, lệnh Sell Stop sẽ kích hoạt và bạn sẽ bán ra ở mức giá đó. Lệnh Sell Stop này giúp bạn vào lệnh bán khi xu hướng giảm đã được xác nhận, giúp tránh các tín hiệu bán giả.
Dùng lệnh Sell Stop khi bạn kỳ vọng rằng giá sẽ tiếp tục giảm mạnh nếu vượt qua một ngưỡng nhất định. Ví dụ, USD/JPY hiện là 110.00, và bạn dự đoán nếu giá giảm xuống dưới 109.00, nó sẽ tiếp tục giảm sâu hơn. Bạn có thể đặt lệnh Sell Stop tại 109.00.
Ưu và nhược điểm của lệnh chờ
Lệnh được thị hiện một cách tự động và không cần phải theo dõi thị trường liên tục. Ngoài ra lệnh chờ còn giúp kiểm soát giá vào lệnh giúp nhà giao dịch tham gia và thị trường tại mức giá đã định, tối ưu hóa điểm vào lệnh. Quản lý rủi ro tốt cũng là một trong những ưu điểm của lệnh chờ.
Nếu giá không đạt đến mức đã đặt, lệnh chờ sẽ không được kích hoạt. Ngoài ra, có thể xảy ra trượt giá khi lệnh được khớp trong lúc thị trường biến động mạnh.
Vậy khi nào sử dụng lệnh chờ?
Dưới đây là một số thời điểm để tham gia vào lệnh chờ:
Lệnh chốt lời (Take Profit) và lệnh cắt lỗ (Stop Loss) là hai công cụ quan trọng trong giao dịch Forex để quản lý lợi nhuận và rủi ro. Hai loại lệnh này giúp nhà giao dịch bảo vệ khoản lời khi giá đạt mục tiêu và hạn chế thua lỗ khi thị trường di chuyển ngược dự đoán. Cùng phân tích chi tiết từng loại lệnh:
1. Lệnh Chốt Lời (Take Profit)
Lệnh chốt lời là lệnh tự động đóng vị thế khi giá đạt đến mức lợi nhuận đã đặt trước. Khi giá đạt đến mức chốt lời, giao dịch sẽ được đóng tự động, giúp nhà giao dịch bảo toàn lợi nhuận mà không cần phải theo dõi thị trường liên tục. Ví dụ, nếu bạn mua cặp EUR/USD tại 1.1000 và đặt Take Profit tại 1.1100, khi giá đạt 1.1100, lệnh sẽ tự động đóng để bảo toàn lợi nhuận.
2. Lệnh Cắt Lỗ (Stop Loss)
Lệnh cắt lỗ là lệnh tự động đóng vị thế khi giá đi ngược dự đoán của bạn đến một mức nhất định, giúp giới hạn mức thua lỗ. Lệnh Stop Loss giúp giảm thiểu rủi ro, đặc biệt quan trọng trong trường hợp giá biến động mạnh. Ví dụ, nếu bạn mua USD/JPY tại 110.00 và đặt Stop Loss tại 109.00, khi giá giảm xuống 109.00, lệnh sẽ tự động đóng để hạn chế lỗ.
Lệnh cắt lỗ nên được sử dụng trong tất cả các giao dịch để bảo vệ vốn và kiểm soát rủi ro. Đặc biệt quan trọng khi bạn giao dịch trong các cặp tiền tệ biến động cao hoặc trong thời điểm có tin tức quan trọng.
Chiến lược sử dụng lệnh Take Profit và Stop Loss
Nếu bạn đang là một người mới bước chân vào thị trường forex, chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc tình hình thị trường forex như thế nào ở Việt Nam. Sau đây, chúng tôi sẽ trả lời ngay cho bạn.
Hiện nay ở Việt Nam, thì thị trường forex rất phổ biến và phát triển mạnh. Nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là giới trẻ quan tâm đến forex vì tiềm năng lợi nhuận cao và khả năng tiếp cận thông qua nền tảng online, do đó thị trường này ngày càng được tiếp cận mạnh mẽ.
Bằng chứng là hiện nay có rất nhiều cộng đồng và group online tại Việt Nam, nơi mà các nhà đầu tư chia sẻ về kinh nghiệm và kiến thức để giao dịch forex. Bạn có thể dễ dàng học để giao dịch thông qua các website, kênh Youtube, hay các nhóm liên quan đến forex trên Facebook…
Một dẫn chứng khác, tại các sàn giao dịch forex uy tín (XM, FxPro và Exness) luôn có tiếng Việt. Điều này cho thấy, các nhà giao dịch Việt Nam cũng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các sàn forex trên toàn thế giới.
Vậy lý do mà giao dịch forex lại phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam là gì?
Dưới đây là các lý do khiến thị trường forex sôi động ở Việt Nam:
Để tham gia vào thị trường Forex, số tiền bạn cần phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại tài khoản mà bạn chọn, sàn giao dịch mà bạn sử dụng và chiến lược giao dịch của bạn. Tuy nhiên, có một số mức đầu tư tối thiểu thường gặp như sau:
Tài khoản mini hoặc micro: Nếu bạn là người mới, bạn có thể bắt đầu với tài khoản mini (yêu cầu khoảng $100 – $500) hoặc tài khoản micro (có thể chỉ từ $10 – $100). Các tài khoản này cho phép bạn giao dịch với các lot nhỏ hơn, giảm thiểu rủi ro ban đầu. Nếu bạn là một nhà đầu tư mới hoàn toàn, thì đây là tài khoản phù hợp cho bạn.
Tài khoản tiêu chuẩn: Một số sàn yêu cầu tối thiểu từ $500 đến $1.000, thậm chí nhiều hơn để mở tài khoản tiêu chuẩn. Đây là mức đầu tư phổ biến nếu bạn muốn có quyền kiểm soát tốt hơn về khối lượng giao dịch và tiềm năng lợi nhuận. Đây là loại tài khoản dành cho các nhà đầu tư có kinh nghiệm và có những kiến thức cơ bản.
Ngoài ra, các sàn giao dịch forex cũng “tạo điều kiện” cho các nhà giao dịch bằng cách tạo ra đòn bẩy nếu nhà giao dịch có vốn nhỏ nhưng muốn giao dịch với số tiền lớn. Ví dụ, với đòn bẩy 1:100, bạn chỉ cần ký quỹ 1% (bạn hiểu đơn giản sàn sẽ giữ 1%) giá trị giao dịch. Việc sử dụng đòn bẩy giúp mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên đi kèm với đó là rủi ro cũng cao.
Bên cạnh đó, bạn cần phải cân nhắc thêm phí giao dịch ở các sàn forex như spread (chênh lệch giá mua – bán) hoặc phí hoa hồng mà sàn giao dịch có thể tính.
Qua đây, bạn có thể bắt đầu với mức thấp từ $10 – $100 nếu giao dịch với tài khoản micro. Nhưng để quản lý rủi ro và có lợi nhuận tốt hơn, nhiều người thường bắt đầu với ít nhất $500 – $1.000. Điều quan trọng là bạn cần cân nhắc đến số tiền mà bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Hiện nay có rất nhiều sàn giao dịch forex, tuy nhiên bạn cần phải chọn lựa sàn giao dịch uy tín và chất lượng. Một sàn giao dịch uy tín là sàn được cấp phép bởi các tổ chức uy tín; cung cấp các nền tảng giao dịch phổ biến như MT4, MT5; thời gian hoạt động lâu năm; công khai minh bạch các chi phí và không thu phí ẩn; dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm… Dưới đây, Tradeguruz.com sẽ chỉ ra cho bạn 3 sàn giao dịch forex uy tín và chất lượng nhất trên thế giới hiện nay là XM, FxPro và Exness. Mỗi sàn sẽ có một đặc điểm khác nhau, do đó, bạn hãy đọc thông tin của từng sàn sau đó lựa chọn ra cho mình một sàn forex phù hợp nhất để giao dịch.
Mở tài khoản XM ở mục "ĐĂNG KÝ NGAY".
Nhấn vào mục "ĐĂNG KÝ NGAY" để mở tài khoản FxPro.
Nhấn vào mục "ĐĂNG KÝ NGAY" để mở tài khoản Exness.