preloader icon
light-dark-switchbtn
blog-image

Blockchain là gì? Khám phá nền tảng công nghệ đứng sau cuộc cách mạng Crypto

  • user-icon Thanh Thuy
  • date-icon 18/10/2024

Khi tìm hiểu về thị trường tiền ảo, chắc chắn bất kỳ ai cũng đã đều nghe nhắc đến blockchain. Vậy, Blockchain là gì? Nền tảng công nghệ đứng sau cuộc cách mạng Crypto này hoạt động như thế nào và có vai trò gì trong thị trường tiền điện tử này. Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp ở nội dung bài viết dưới đây. 

Blockchain là gì?

Blockchain được biết đến là một công nghệ chuỗi - khối duy trì hoạt động dựa trên chuỗi khối liên kết chặt chẽ với nhau. Đây là nền tảng giúp cho quá trình truyền tải dữ liệu an toàn với hệ thống bảo mật được liên kết chặt chẽ. Hiểu đơn giản, Blockchain như một "cuốn sổ cái" mà kế toán của một doanh nghiệp đang nắm giữ. Tất cả thông tin được nhập vào sẽ được lưu giữ trong đó và không thể thay đổi.

Blockchain là một công nghệ chuỗi - khối

Các dữ liệu liên quan và giao dịch sẽ được cập nhật và thực hiện trên mạng peer - to -peer (không thông qua trung gian). Thông qua blockchain có thể truy xuất dữ liệu từ khối cuối đến khối đầu tiên. Bởi vì các khối sẽ chứa đầy đủ thông tin đã được cập nhật và liên kết với nhau. Đặc biệt, dữ liệu trên mạng lưới này sẽ không thể thay đổi dưới mọi hình thức. Do đó, có thể đảm bảo được tính minh bạch của các cuộc giao dịch. Đồng thời trách tình trạng dữ liệu bị thay đổi.  

Cách blockchain hoạt động trên thị trường tiền điện tử

Blockchain được phát triển bởi sự kết hợp của 3 loại công nghệ. Bao gồm: Mật mã học, peer-to-peer (mạng ngang hàng) và lý thuyết trò chơi. 

Có 2 đặc điểm trong blockchain đó chính là tính phân quyền và không tập trung. Chính vì vậy, trong blockchain có các nút để kiểm soát các giao dịch được thêm vào. Đây là thành phần quan trọng của blockchain đảm bảo quá trình giao dịch an toàn và được bảo mật.

Cách thức hoạt động của blockchain

Nói một cách dễ hiểu, nếu công nghệ blockchain là một cuốn sổ cái thì các nút sẽ được phép giữ các bản sao của cuốn sổ. Khi có một giao dịch mới muốn được thêm vào sẽ phải vượt qua sự kiểm tra và cho phép của các nút. Đây chính là cách thức áp dụng lý thuyết trò chơi với phương pháp đồng thuận. Nghĩa là, nút lúc này được xem là thành viên trong mạng, trong cộng đồng tiền điện tử. Chỉ khi được số lượng lớn các nút đồng thuận xác nhận và cho phép giao dịch đó mới được thêm vào khối. Giữa các khối sẽ có sự liên kết với nhau, khối trước liên kết với khối sau bằng mã băm hoạt động dưới dạng chữ ký số. Cứ như vậy, tạo thành một chuỗi liên tục. 

Hàm băm trong blockchain có vai trò đảm bảo tính toàn vẹn. Bởi vì giá trị băm ban đầu được tạo đã cố định. Do đó, khi có bất kỳ ai xâm nhập và làm thay đổi dữ liệu tiền điện tử, lúc giá trị băm sẽ thay đổi so với giá trị ban  đầu. Từ đó, giúp phát hiện được dữ liệu không còn minh bạch và đã được làm giả. Với cách thức hoạt động như vậy, các giao dịch tài sản kỹ thuật số sẽ có sự đảm bảo cao trong quá trình giao dịch. 

Có bao nhiêu loại blockchain? Đâu là loại được ứng dụng trong lĩnh vực crypto

Sau khi hiểu blockchain là gì cũng như cách thức hoạt động của blockchain chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các loại blockchain. Hiện tại blockchain có 3 loại, mỗi một loại sẽ có đặc tính riêng phù hợp với từng mục đích.

Public blockchain là gì?

Public blockchain là blockchain công khai. Đây cũng chính là loại blockchain được ứng dụng trong lĩnh vực tiền ảo. Khác với các blockchain khác, Public blockchain cho phép tất cả mọi người có thể truy cập, tham gia giao dịch, tham gia xác thực,... trong mạng lưới. Và đặc biệt quá trình đó không cần sự cho phép của bất kỳ một bên trung gian nào. Bởi vì đặc điểm của blockchain này chính là tính phi tập trung.

Mặc dù, không chịu sự kiểm soát và bất kỳ ai cũng có thể tham gia. Tuy nhiên, thông tin, dữ liệu vẫn sẽ được blockchain ghi lại và không thể thay đổi. Như vậy, đảm bảo được tính toàn vẹn dữ liệu, đảm bảo an toàn cho tài sản kỹ thuật số. Ngoài ra, Public blockchain có tính công khai nên đảm bảo sự minh bạch trong các cuộc giao dịch crypto. Bởi vì bất kỳ ai cũng có thể xem và xác minh, đồng thuận giao dịch. 

Chính với những đặc tính đó, nên khi thực hiện giao dịch trên blockchain này sẽ có tốc độ xử lý chậm hơn. Bởi vì, lúc này cần có thời gian để cộng đồng nhiều người xác minh và đồng thuận. Cũng từ đó, số lượng giao dịch sẽ bị giới hạn để đảm bảo có thể xử lý tốt cho các giao dịch. 

Có 3 loại blockchain chính

Private blockchain

Trái ngược với Public, Private blockchain có sự tham gia của một bên thứ 3 - tổ chức đáng tin cậy. Đây là loại blockchain thường được các tổ chức doanh nghiệp sử dụng. Bởi vì loại này giới hạn một số lượng người tham gia nhất định. Đồng thời những người tham gia chỉ có quyền đọc dữ liệu mà không có quyền ghi dữ liệu. Khi thực hiện giao dịch sẽ được yêu cầu xác minh danh tính để đảm bảo độ an toàn. Vì vậy, so với Public blockchain thì Private blockchain có độ an toàn cao hơn. 

Với số lượng người tham gia được giới hạn và có mạng lưới nhỏ hơn. Do đó, tốc độ xử lý giao dịch sẽ nhanh chóng. 

Consortium Blockchain

Nếu như đã hiểu về Public blockchain và Private blockchain, bạn có thể hiểu đơn giản Consortium Blockchain chính là sự kết hợp giữa 2 loại block đó. Do đó, đây còn được biết đến là blockchain "bán phi tập trung". Điều này có nghĩa là những người tham gia cần được cho phép và cấp quyền truy cập bởi nhóm các tổ chức/cơ quan. Loại blockchain này sẽ có một nhóm cơ quan/ tổ chức cùng đưa ra quyết định sẽ cấp quyền cho ai truy cập vào chuỗi khối. 

Với loại blockchain này sẽ có ưu điểm về tốc độ xử lý giao dịch nhanh nhưng vẫn đảm bảo độ bảo mật. Tuy nhiên lại giới hạn về số thành viên tham gia và có sự triển khai khá phức tạp. 

Blockchain có ưu điểm nổi bật và hạn chế nào?

Dù là một nền tảng công nghệ tiên tiến, vượt trội giúp ích rất nhiều trong các hoạt động ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, blockchain vẫn có những điểm hạn chế. 

Điểm vượt trội của blockchain

  • Có tính minh bạch và đảm bảo độ an toàn cao

Các thông tin, dữ liệu giao dịch khi được nhập vào sẽ được chuyển đến các nút để xác minh. Chỉ khi được sự đồng thuận của các nút, giao dịch mới được thêm vào khối. Từ đó thể hiện được tính minh bạch và đảm bảo về độ bảo mật, an toàn.

  • Giảm thiểu chi phí

Vì không có sự kiểm soát, chi phí của một bên trung gian thứ 3 nào. Do đó, không cần chi trả chi phí cho bên này. Từ đó, giảm thiểu bớt chi phí cho người dùng. 

  • Giảm thiểu khả năng sai sót gần như tuyệt đối

Quá trình xác minh, kiểm duyệt giao dịch tham gia vào mạng lưới sẽ thông qua hàng ngàn các nút. Nếu trong trường hợp một máy tính của mạng bị lỗi thì nó vẫn không ảnh hưởng gì đến các chuỗi khối khác. Do đó, sẽ giảm thiểu được sai sót so với việc có sự tham gia của con người.   

Blockchain có những điểm nổi bật và hạn chế nhất định

  • Hoạt động ổn định, không lo sợ dữ liệu bị mất với dữ liệu phi tập trung

Tất cả các dữ liệu liên quan khi được nhập vào blockchain sẽ được lưu trữ cố định. Bên cạnh đó, giữa khối sau còn có sự liên kế với khối trước với mã bảo mật. Chính vì vậy đảm bảo được sự hoạt động ổn định nhất. Đồng thời, đây là nền tảng phát triển dựa trên mô hình phi tập trung. Do đó, các dữ liệu sẽ không được lưu trữ tại một máy chủ duy nhất mà phân tán cho tất cả các nút trong hệ thống và được bảo vệ cao. Điều đó khắc phục được sự cố bị mất, rò rỉ dữ liệu khi có 1 nút gặp sự cố.  

Điểm hạn chế của blockchain

  • Chi phí chi trả cho nền tảng công nghệ cao

Mặc dù phí giao dịch được giảm do không cần chi trả cho bên thứ 3. Tuy nhiên, nền tảng này lại tiêu thụ nguồn năng lượng khá cao. Một số blockchain, như Bitcoin, sử dụng Proof of Work (PoW) để xác minh giao dịch, tiêu tốn rất nhiều năng lượng.

  • Số lượng giao dịch có thể xử lý trên 1 giây thấp

Trong hệ thống PoW của Bitcoin để thêm vào một khối mới cần khoảng 10 phút. Dựa trên khoảng thời gian đó, số lượng được ước tính blockchain có thể quản lý giao dịch là 7 giao dịch/giây. 

  • Tạo cơ hội cho các hoạt động bất hợp pháp diễn ra 

Vừa là ưu điểm nhưng cũng vừa là nhược điểm khi blockchain cho phép nhiều người tham gia mà không cần xác minh danh tính. Điều đó đã tạo cơ hội cho "kẻ xấu" thực hiện hành vi trái pháp luật như rửa tiền,... Điển hình như Silk Road, người dùng tiến hành các giao dịch bất hợp pháp bằng tiền ảo.

Vai trò của blockchain trên thị trường crypto

Từ những tìm hiểu về blockchain là gì, phân tích về cách thức hoạt động và phân tích ưu - nhược điểm blockchain, chúng ta có thể thấy được blockchain có vai trò rất quan trọng đối với thị trường crypto. 

Blockchain có vai trò rất quan trọng đối với thị trường crypto

  • Tạo cơ ở hạ tầng cho tiền điện tử thực hiện giao dịch được thực hiện một cách minh bạch, bảo mật và phi tập trung, mà không cần thông qua bên trung gian như ngân hàng.
  • Tăng cường tính công khai, minh bạch của các cuộc giao dịch. Không tạo sự nghi ngờ cho những người tham gia. 
  • Bảo mật trong các giao dịch tiền điện tử.
  • Blockchain cho phép tài sản kỹ thuật số giao dịch xuyên biên giới mà không gặp rào cản địa lý.
  • Tăng tính tự chủ cho người dùng với đặc tính phi tập trung của blockchain.

Hy vọng với những thông tin được chúng tôi chia sẻ trên bạn đã hiểu blockchain là gì cũng như cách thức hoạt động của nền tảng công nghệ này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.